--ma quang cao gg Thư viện xây dựng số: ban-ve
NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC XÂY DỰNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn ban-ve. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ban-ve. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2020

Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 3 tầng 12x19

 Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 3 tầng 12x19

Phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng bởi nét xa hoa, lộng lẫy, mang tới sự sang trọng và vẻ đẹp đi cùng năm tháng. Điểm dễ nhận biết trong những thiết kế này là việc sử dụng các họa tiết, hoa văn trang trí cầu kỳ, tinh xảo ở mặt tiền công trình.

  Về kiến trúc

  • Biệt thự có 3 tầng, kích thước điển hình là 16x19;
  • tầng 1 có 1 phòng khách, 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp, 1 phòng vệ sinh;
  • tầng 2 có 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 3 phòng vệ sinh;
  • tầng 3 có 1 phòng tranh, 1 phòng kho, 1 phòng vẽ, có ban công;

Một số bản vẽ về thự kiểu pháp 3 tầng 12x19






Các bạn có thể tải file Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 3 tầng 12x19 TẠI ĐÂY
Hy vọng các tài liệu mình chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn

05/10/2020

bản vẽ biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

 Bản vẽ biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

Phong cách kiến trúc biệt thự kiểu Pháp đặc trưng bởi nét xa hoa, lộng lẫy, mang tới sự sang trọng và vẻ đẹp đi cùng năm tháng. Điểm dễ nhận biết trong những thiết kế này là việc sử dụng các họa tiết, hoa văn trang trí cầu kỳ, tinh xảo ở mặt tiền công trình. 

Về kiến trúc của biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

Biệt thự này được xây dựng với các thông tin kiến trúc như:
  • diện tích: 7x12x2 tầng
  • tầng 1 có sảnh, 1 phòng khách, 1 phòng vệ sinh, 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp;
  • tầng 2 có ban công, phòng thờ, 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh;
  • mái ngói sử dụng ngói đỏ 22 viên/1m2;
  • cửa gố lim sơn màu cánh dán;
  • tường sơn màu sữa;
  • lan can ở ban công làm bằng inox D20

Về kết cấu của biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng

Biệt thự này được xây dựng với các thông tin kết cấu như:
  • sử dụng móng cọc 250x250, chiều sâu chôn cọc là 6m;
  • sử dụng giằng móng 220x200;
  • sàn dày 100 mm và sàn dày 80 mm;
  • sử dụng trần thạch cao;
  • vữa trát mác 75, dày 3cm; gạch lát 300x300 (mm);



Các bạn có thể tải bản vẽ biệt thự kiểu pháp 7x12x2 tầng TẠI ĐÂY

05/09/2018

Bản vẽ chi tiết kết cấu nhà công nghiệp


Nhà công nghiệp là loại nhà được lắp đặt bằng những cấu kiện thép hoặc bê tông cốt thép được gia, chế tạo sẵn theo bản thiết kế sẵn trước đó. Đúng như tên gọi của nó, nhà công nghiệp được sử dụng chủ yếu cho các công trình công nghiệp như nhà xưởng, nhà kho...

Ưu điểm chính của công trình công nghiệp sử dụng kết cấu thép hoặc bê tông cốt thép

Thời gian thi công nhanh

Những công trình nhà kho, xưởng sản xuất thường nằm ở các khu công nghiệp có hạ tầng tốt và mặt bằng rộng rãi, không bị vướng bởi các khu dân cư nên rất thuận lợi cho việc thi công xây dựng.

Các cấu kiện kết cấu thép được sản xuất trong nhà máy và được vận chuyển ra lắp dựng, với sự hỗ trợ của các loại cẩu nên thời gian thi công được rút ngắn đáng kể. Cho phép đưa công trình sớm vào khai thác sử dụng.

Linh hoạt trong quá trình lắp dựng, nâng cấp và cải tạo

Với sự phát triển của các phần mềm gia công kết cấu, cùng với sự đầu tư máy móc hiện đại, trình độ gia công kết cấu thép của nước ta trong 10 năm trở lại đây đã tiến bộ vượt bậc. Cho phép chúng ta dễ dang xử lí các kiến trúc khó như mái nhà ga, sân bay.
Các cấu kiện kết cấu thép liên kết bởi bu lông nên cho phép tháo rời và di chuyển khi cần thiết. hơn nữa việc cải tạo nâng cấp nhà xưởng là rất dễ dàng và linh hoạt khi chủ đầu tư có nhu cầu.
Bản vẽ chi tiết kết cấu nhà công nghiệp

Có chất lượng cao

Cùng với sự phát triển của trình độ xây dựng là sự phát triển của các loại vật liệu xây dựng đi kèm, cho phép xây dựng lên các nhà xưởng với chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao và sử dụng hiệu quả.

Giảm ô nhiễm môi trường

Việc sản xuất thép giảm thiểu sự ảnh hưởng môi trường hơn với vật liệu xi măng cát đá sỏi, vốn phải khai thác tự tự nhiên bấy lâu nay. Việc sử dụng kết cấu thép đồng nghĩa với việc giảm tác động đến môi trường sống đang ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề.
Hơn nữa quá trình thi công lắp dựng cũng ngắn hơn, nhân công ít hơn và giảm sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh công trường.

Gửi các bạn 1 bộ bản vẽ nhà xưởng khá chi tiết, để các bạn hiểu hơn về kết cấu nhà công nghiệp.



biện pháp lao lắp dầm bằng cần trục cho dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là dự án đường cao tốc thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Đường cao tốc này nối Đà Nẵng với Quảng Ngãi.
Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 5 năm 2013 và đã hoàn thành 65 km đầu tiên từ Nút giao Tam Kỳ đến Túy Loan vàng ngày 2 tháng 8 năm 2017. Ngày 2 tháng 9 năm 2018, toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được thông xe kỹ thuật, riêng hai nút giao Chu Lai (Núi Thành, Quảng Nam) và Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi) chưa hoàn thành nên vẫn tiếp tục thi công.

 lao lắp dầm bằng cần trục

Các bạn có thể tham khảo thuyết minh và bản vẽ biện pháp lao lắp dầm bằng cần trục cho dự án này, bản vẽ sử dụng song ngữ, giúp các bạn nâng cao vốn tiếng anh hơn.
Link tài liệu TẠI ĐÂY

Thuyết minh và bản vẽ chi tiết biện pháp thi công ép cọc

Ép cọc bê tông cốt thép là thiết kế thi công được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi những tiện ích và hiệu quả trong xây dựng mà phương pháp này mang lại. Nó đảm bảo khả năng chịu lực cho kết cấu công trình cũng như an toàn cho đủ đầu tư khi sử dụng.

Biện pháp thi công ép cọc gồm các giai đoạn sau

Chuẩn bị bản vẽ thi công ép cọc bê tông

Để biện pháp thi công tiến hành một cách hiệu quả thì buộc chủ đầu tư, chủ thầu phải có được bản vẽ chi tiết phương pháp và có các thông số kỹ thuật cụ thể với công trình đó, thuận  tiện cho việc lựa chọ máy ép, bố trí máy ép, sơ đồ ép.
biện pháp thi công ép cọc

Chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc bê tông

Để việc tiến hành thi công ép cọc bê tông trở nên dễ dàng trước tiên mỗi công trình cần chuẩn bị mặt bằng tốt. Mặt bằng phải đảm bảo không bị vướng móng, khô ráo và không có sự rò rỉ của nước.

Tổ chức đội ngũ công nhân tiến hành ép cọc bê tông

Dễ dàng nhận thấy việc ép cọc bê tông còn liên quan trực tiếp đến nguồn lao động bởi mỗi lần vận chuyển thiết bị đều cần có đội ngũ nhân sự đầy đủ. Các nhà thầu phải luôn đảm bảo số lượng công nhân đủ để trực chiến tại công trường. Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân phải đảm bảo các trang thiết bị cần thiết như mũ bảo vệ, áo lưới có phát quang, chân đi giày tránh tình trạng trong khi thi công bị ảnh hưởng đến an toàn lao động. à thời

Thiết bị máy móc ép cọc bê tông

Đối với thiết bị máy móc cần đảm bảo số lượng đầy đủ trong khi thi công vì nếu bị thiếu sẽ mất thời gian phải đi mua làm ngắt quãng thi công. Thêm vào đó, máy móc phải có đầy đủ giấy tờ trong khi thi công để đảm bảo tính an toàn.

Chuẩn bị vật tư đến nơi thi công ép cọc bê tông

Các vật tư khi đưa đến nơi thi công phải đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng, cần có sự kiểm tra xem cọc có bị vỡ hay sai kích thước hay không. Hơn nữa để tiện cho việc máy móc dễ lấy vật liệu thì cọc bê tông và các vật tư nên tập kết gần chỗ thi công.

Tiến hành thi công ép cọc bê tông theo đúng kế hoạch

Đầu tiên để việc thi công được diễn ra đúng như thiết kế ban đầu thì bên chủ đầu tư cần bắn tim cốt cho bên ép cọc để từ đó bên ép cọc dựa các vị trí đó mà ép đúng theo bên giao thầu. Vì nếu không có sự chuẩn bị trước các vị trí cọc sẽ lệch nhau, không đạt được kết quả như đã đề ra.

Tiếp đó, trong quá trình ép cọc thì công nhân phải điều chỉnh cọc ngay ngắn theo phương thẳng đứng để làm sao cọc không bị xiên và nghiêng vẹo. Đối với những công trình phải thi công ép nhiều hơn 2 đốt cọc sau khi trồng cây cọc thứ 2 lên thì cần phải tiến hành hàn cọc 4 mặt để đảm bảo cọc được định vị đúng lực ép được dồn đều lên cả 2 mặt cọc.

Trong quá trình ép, các kỹ sư hoặc nhà thầu luôn kiểm tra đồng hồ để đảm bảo lực ép đạt đúng trong thiết kế thì dừng tránh tình trạng thừa cọc và thiếu cọc. Đối với công trình dân dụng có thể tiến hành việc ép thử cọc để đảm bảo cọc đạt tải tấn như trong bản thiết kế và qua đó có thể tổ hợp cọc ép đại trà. Ngược lại các công trình dự án thì thường thử tĩnh 2 tim đến 3 tim cọc để tính toán được khối lượng cọc để lên dự toán cho công trình và thời gian thử thường kéo dài 5-7 ngày.
Các bạn có thể tải bản vẽ, thuyết minh biện pháp thi công ép cọc theo link TẠI ĐÂY

Bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công cầu Hoàng Hoa Thám

Bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công cầu Hoàng Hoa Thám

Cầu vượt Hoàng Hoa Thám nằm trong Dự án đầu tư xây dựng đường Văn Cao – Hồ Tây thành phố Hà Nội. Vị trí cầu nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, thuộc địa phận quận Tây Hồ và Ba Đình thành phố Hà Nội.


Bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công

Trong phần bản vẽ biện pháp thi công cầu Hoàng Hoa Thám, các bạn sẽ tìm thấy các thông tin như:
  • trang bìa;
  • biện pháp đảm bảo an toàn;
  • cấu tạo mố;
  • cấu tạo trụ;
  • công nghệ khoan;
  • đúc dầm trên đà giáo;
  • mặt bằng thi công;
  • thi công tường chắn;
  • tiến độ thi công.
Trong phần thuyết minh biện pháp thi công cầu Hoàng Hoa Thám, các bạn sẽ tìm thấy các thông tin như:
  • công nghệ thi công cọc khoan nhồi D1000;
  • quản lý an toàn lao động;
  • tổ chức hiện trường thi công;
  • quản lý chất lượng thi công;
  • sơ đồ tổ chức thi công.
Các bạn có thể tải đầy đủ bộ tài liệu Bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công cầu Hoàng Hoa Thám TẠI ĐÂY