--ma quang cao gg Thư viện xây dựng số: bang-tinh
NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC XÂY DỰNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn bang-tinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bang-tinh. Hiển thị tất cả bài đăng

07/10/2020

Tính toán thép sàn sử dụng nội lực từ Etabs

 Tính toán thép sàn sử dụng nội lực từ Etabs

Quy tắc thông thường để tính toán diện tích cốt thép cho sàn bê tông cốt thép là xác định nội lực (mô men uốn) và giải bài toán tính toán diện tích cốt thép cho cấu kiện chịu uốn.

Một số phương pháp tính toán thép sàn

Phương pháp tra bảng

Một phương pháp đã từng được áp dụng một cách rộng rãi để xác định nội lực trong sàn là phương pháp tra bảng. Các bảng tra cung cấp nội lực tại các điểm đặc trưng của ô bản khi biết loại liên kết của ô bản và tỉ lệ giữa các cạnh của ô bản. Việc áp dụng phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên trong thực tế thiết kế, sàn được kê lên các dầm có độ cứng hữu hạn và xuất hiện chuyển vị dưới tác dụng của tải trọng, điều đó nảy sinh hai vấn đề vượt quá phạm vi của phương pháp tra bảng.
  1. liên kết của các ô bản không phải là liên kết lý tưởng được giả thiết khi lập bảng tra;
  2. chuyển vị của dầm dẫn đến sự phân phối lại nội lực của hệ kết cấu bao gồm nội lực trong sàn.

Phương pháp phần tử hữu hạn

Những vấn đề mà phương pháp tra bảng gặp phải sẽ được giải quyết một cách gọn gàng khi sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, và một phần mềm dựa vào phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực tế thiết kế chính là phần mềm Etabs. 
Để có thể hiểu rõ hơn về việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán cốt thép cho sàn sử dụng nội lực từ phần mềm Etabs, các bạn hãy đọc đầy đủ bài viết của tác giả Hồ Việt Hùng, Ketcausoft TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ với các bạn một bảng tính thép sàn, sử dụng nội lực từ etabs để các bạn tham khảo.
Hy vọng các bạn sẽ thấy tài liệu này có ích
Các bạn tải bảng tính toán thép sàn sử dụng nội lực từ etabs TẠI ĐÂY

06/10/2020

Tính toán vách cứng cho nhà cao tầng

 Tính toán vách cứng cho nhà cao tầng (có bảng tính để tham khảo.

Sự cần thiết của vách cứng

Công dụng của vách cứng trong nhà cao tầng đã được công nhận từ lâu. Bố trí vách cứng tại vị trí hợp lý trên mặt bằng thì vách cứng sẽ chống đỡ rất hiệu quả tải trọng ngang do gió hoặc động đất.

Sơ đồ tính toán vách cứng cho nhà cao tầng

Sơ đồ tính toán nhà cao tầng được thiết lập trên cơ sở lý tưởng hóa mô hình vật lý phức tạp (thực tế) của công trình. Phân loại sơ đồ tính chọn nhà cao tầng theo tích chất ẩn số, hệ chịu lực của nhà cao tầng có thể đưa về các dạng sơ đồ tính toán: sơ đồ tính toán liên tục, sơ đồ tính toán rời rạc, sơ đồ tính toán rời rạc kết hợp liên tục. Để tính toán hệ chịu lực của nhà cao tầng thì sơ đồ tính toán rời rạc kết hợp liên tục sẽ tổng quát hơn và tiện lợi hơn các mô hình tính khác.

Nguyên lý tính toán cốt thép cho vách cứng nhà cao tầng

Quá trình thiết kế một công trình trải qua bốn giai đoạn: sơ đồ kết cấu → tính nội lực → tính tiết diện → kiểm tra bền, cứng, ổn định thì công đoạn thiết kế tính toán cốt thép cho vách cứng (giai đoạn tính tiết diện) là một khâu cực kỳ quan trọng trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng có cấu kiện vách cứng chịu lực. Tính toán cốt thép hợp lý để đảm bảo độ an toàn, ổn định cho công trình, ít tốn kém chi phí vật liệu bê tông và cốt thép. Hiện nay, vấn đề tính toán cốt thép theo các quy phạm Việt Nam và trên thế giới còn tương đối phức tạp do bản chất phức tạp của hệ dạng hệ chịu lực. Do vậy, nhiều trường hợp thực tế buộc phải tính gần đúng, thậm chí là tạm tính.

Trên đây là bài viết bàn về "một vài suy nghĩ về vấn đề tính toán cốt thép cho vách cứng nhà cao tầng hiện nay, tài liệu được trích từ bài báo khoa học của tác giả Nguyễn Thành Công đăng trên tạp chí kỹ thuật và công nghệ số 179.
Các bạn quan tâm đến bài báo có thể tải TẠI ĐÂY
Các bạn cũng có thể tải một số bảng tính vách cứng để tham khảo tại link 1; link 2; link 3
Để ủng hộ admin, các bạn hãy like page library construction và giới thiệu cho bạn bè về website này nhé.


tổng hợp bảng tính một số loại móng

Tổng hợp bảng tính một số loại móng phổ biến

Móng là gì?

Theo wikipedia thì móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước...) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Một số loại móng phổ biến mà bạn nên biết

Móng băng

Móng băng thường là một dải dài, liến kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Móng bè

Mòng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tài trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Móng đơn

Móng đơn là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (nếu dùng loại móng bê tông cốt thép). Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Móng cọc

Để đặt móng xuyên qua các tầng đất yếu, đến được tầng đất cứng. Chúng ta có thể dùng móng cọc.Gồm cọc và đài cọc. Có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Móng cọc có ưu điểm là thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý.
Các bạn có thể tham khảo bảng tính móng băng TẠI ĐÂY

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.


04/10/2020

bảng tính toán cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018

 Tính toán cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018

Cột bê tông cốt thép là dạng kết cấu khá phổ biến trong các công trình cầu đường, nhà dân dụng. Bài viết sẽ trình bày tổng quan phương pháp tính toán thiết kế cột bê tông cốt thép theo bảng tính mẫu sử dụng tiêu chuẩn 5574-2018.


Việc tính toán cột theo tiêu chuẩn 5574-2018, bạn sẽ cần cung cấp một số dữ liệu sau:
  1. nhập kích thước tiết diện cần tính toán, bao gồm đường kính và chiều cao của cột, và một số thông tin liên quan khác (theo dõi trong bảng tính mẫu);
  2. nhập vật liệu sử dụng, bao gồm mác bê tông (cấp độ bền) và loại cốt thép sử dụng;
  3. nhập nội lực tính toán (lấy ra từ phần mềm etabs hoặc sap...;
  4. nhập diện tích cốt thép thiết kế
Các bạn có thể sử dụng file tính mẫu ở phía dưới để hiểu hơn về cách tính toán và tự động hóa khâu thiết kế cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018.
Tải file tính toán cột tròn theo tiêu chuẩn 5574-2018 TẠI ĐÂY
Bảng tính tham khảo của ketcausoft



07/07/2020

ưu nhược điểm của móng băng là gì

Định nghĩa về móng băng?

Móng băng là loại móng nông, thường được xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 2,5m. Móng băng có thể có dạng một dải dài, có thể độc lập (hoặc giao nhau theo hình chữ thập), được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà.
Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như độ cứng, độ lún của đất mà chúng ta quyết định sử dụng loại móng băng phù hợp, để đảm bảo độ an toàn cho công trình.


Ưu điểm và nhược điểm của móng băng

Ưu điểm của móng băng

Cũng như các loại móng khác, móng băng giúp cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, loại móng này còn có tác dụng giảm áp lực đáy móng; Giúp cho việc truyền tải trọng lượng công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 3 tầng trở lên người ta hay dùng móng băng.

Nhược điểm của móng băng

Chiều sâu của móng băng nhỏ nên tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng. Người ta không dùng móng băng trên các nền đất có địa chất xấu, yếu, nhiều bùn hoặc không ổn định.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo bảng tính toán móng băng TẠI ĐÂY



05/09/2018

file excel thiết kế và kiểm toán kết cấu trụ


Theo Wikipedia định nghĩa thì bộ phận giữa hai mố cầu để cho kết cấu nhịp tựa lên gọi là trụ cầu. Do nhiều yêu cầu về kinh tế kĩ thuật chiều dài kết cấu nhịp không thể quá dài. Để vượt được khoảng cách lớn yêu cầu phải có cọc chống đỡ trung gian, và đó là trụ cầu. Trụ cầu truyền tải từ kết cấu nhịp xuống móng công trình.

Tầm quan trọng của Mố trụ cầu

Mố trụ cầu rất quan trọng trong tổng thể của công trình cầu vì vậy khi thiết kế mố trụ cần chú ý đến nhiều yếu tố không những phải chịu được lực truyền từ kết cấu nhịp bên trên xuống mà còn các yếu tố khác tác dụng vào mố trụ: đối với mố là lực đẩy ngang của đất, đối với trụ là sự va đập của các phương tiện giao thông: tàu thuyền vào trụ cầu (cầu vượt sông), xẹ cộ (cầu cạn); ngoài ra trụ cầu qua sông còn phải chịu các yếu tố thủy lực như lực đẩy nổi, lực do dòng chảy tác động. Những yếu tố ăn mòn cũng tác động mạnh đến trụ cầu; như han rỉ.

file excel thiết kế và kiểm toán kết cấu trụ
Các bạn có thể tham khảo bảng tính và kiểm toán kết cấu trụ cầu TẠI ĐÂY